Giấc mơ của Constantinus Trận_Cầu_Milvius

Hình ảnh con trai của Constantinus, Constantius II, được hộ tống bởi một người lính mang chiếc khiên có dấu hiệu Chi Rho

Tương truyền, vào tối ngày 27 tháng 10 năm 312, trong khi quân đội đang chuẩn bị cho trận chiến, Constantinus đã nhìn thấy một dấu hiệu nhắc nhở rằng ông sẽ chiến đấu dưới sự bảo vệ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, những chi tiết về dấu hiệu này lại được các nguồn tư liệu mô tả khác nhau.

Theo Lactantius, một sử gia Kitô giáo, trong đêm trước của trận chiến, Constantinus được dẫn dắt tới một giấc mơ, trong đó ông được yêu cầu phải "vẽ dấu hiệu nhìn thấy trên trời lên khiên của những người lính" ("Từ cái chết của những kẻ bách hại" 44.5). Ông làm theo những lời chỉ dạy trong giấc mơ và vẽ lên những tấm khiên một dấu hiệu "biểu thị Chúa Kitô". Lactantius mô tả dấu hiệu này dưới dạng một "staurogram", hay một hình chữ thập Latinh và phần trên có hình chữ P. Không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy Constantinus đã từng sử dụng dấu hiệu đó, đối lập với biểu tượng được biết đến nhiều hơn Chi-Rho, mô tả bởi Eusebius.[5]

Một đồng tiền đúc năm 313 mô tả Constantinus như một người bạn đồng hành của thần Mặt trời

Cho đến ngày nay, có hai bản ghi chép trận chiến còn sót lại của sử gia Eusebius. Thứ nhất là Lịch sử Giáo hội, khẳng định rằng Constantinus được Thiên Chúa giúp đỡ nhưng không đề cập tới bất kỳ dấu hiệu hay hình ảnh nào. Trong tác phẩm sau này Cuộc đời của Constantinus, Eusebius lại mô tả chi tiết dấu hiệu mà Constntinus nhìn thấy và nhấn mạnh rằng ông đã nghe những mẩu chuyện này từ chính bản thân hoàng đế Constantinus. Theo tác phẩm này, Constantinus cùng với quân đội của ông đang hành quân (Eusebius không xác định vị trí thực tế của sự kiện này, nhưng rõ ràng là nó không xảy ra tại Roma), khi ông nhìn lên trời và thấy một cây thánh giá vươn lên ánh sáng mặt trời, và cùng với nó là những từ Hy Lạp "Εν Τούτῳ Νίκα", En toutō Nika, thường được dịch sang tiếng Latinh là "in hoc signo vinces", cả hai cụm từ này đều mang nghĩa "Trong dấu hiệu này, ngươi sẽ chinh phục" hoặc "Qua dấu hiệu này, hãy chinh phục". Lúc đầu, Constantinus không chắc chắn về ý nghĩa của sự xuất hiện này, nhưng trong các đêm tiếo theo ông đã mơ thấy Chúa Kitô giải thích với mình rằng hãy sử dụng những dấu hiệu đó để chống lại kẻ thù của mình. Eusebius cũng mô tả labarum, một biểu tượng quân sự được Constantinus sử dụng trong các cuộc chiến sau này với Licinius, thể hiện dấu hiệu Chi-Rho.[6]

Theo những ghi chép của hai tác giả hiện đại, mặc dù không hoàn toàn phù hợp, đã được hợp nhất thành một khái niệm phổ biến về việc Constantinus nhìn thấy dấu hiệu Chi-Rho vào đêm trước của trận đánh. Cả hai tác giả đều đồng ý với quan điểm rằng dấu hiệu này không hoàn toàn dễ hiểu để chỉ Chúa Kitô, ứng với thực tế là không có bằng chứng nào về việc sử dụng các chữ cái chi và rho như một biểu tượng Kitô giáo trước Constantinus. Sự xuất hiện đầu tiên của nó là trên một đồng xu bạc của Constantinus năm 317, điều này chứng minh rằng Constantinus đã sử dụng các dấu hiệu này vào thời điểm đó, mặc dù không nổi bật cho lắm.[7] Ông đã sử dụng rộng rãi Chi-Rho và biểu tượng Labarum trong cuộc xung đột sau này với Licinius.

Một số quan điểm khác[8] giải thích dấu hiệu Constantinus nhìn thấy như một quầng sáng của mặt trời, được chỉnh lý lại cho phù hợp với quan niệm của Kitô giáo sau này bởi Constantinus. Thật thú vị khi lưu ý tới đồng tiền của Constantinus miêu tả ông một cách công khai như người bạn đồng hành của thần Mặt trời, được đúc cuối năm 313 - một năm sau trận chiến. Vị thần Mặt trời Sol Invictus thường được thể hiện với vầng hào quang trên đầu. Nhiều hoàng đế khác cũng thể hiện Sol Invictus trên tiền đúc của họ, với một loạt huyền thoại, chỉ một số ít có kết hợp với danh hiệu invictus, chẳng hạn như truyền thuyết về SOLI INVICTO COMITI, thể hiện vị thần Mặt trời bất bại như một người bạn đồng hành với hoàng đế, được sử dụng bởi Constantinus.[9] Các đồng tiền của Constantinus tiếp tục mang hình ảnh của thần Mặt trời Sol đến cá năm 325-326. Một solidus của Constantinus dưới triều đại của ông mô tả hình ảnh bán thân của hoàng đế sánh đôi với Sol Invictus, với huyền thoại INVICTUS CONSTANTINUS.[10] Sự sùng bái các vị thần Sol Invictus và Mithras rất phổ biến với những người lính trong quân đội La Mã thời đó. Tượng của Sol Invictus được mang bởi những người lính signifer xuất hiện ba lần trên phù điêu của Khải hoàn môn Constantinus. Khải hoàn môn này thẳng với bức tượng thần Mặt trời khổng lồ gần Đấu trường La Mã, do đó hình ảnh vị thần Sol hình thành trong bối cảnh chi phối khi nhìn từ sự chỉ đạo của phương pháp tiếp cận chính đối với các kiến ​​trúc.[11]

Liên quan